Menu

KIẾP NHÂN SINH

     


      Một ngày thật ngắn ngủi, ngắn tới mức ta chưa kịp phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, cũng chẳng kịp nhìn cảnh vật dưới bóng trăng khuya.
     Một năm rất ngắn, ngắn tới mức ta không kịp thưởng thức sự rực rỡ của mùa xuân thì gió lạnh đã tràn về, mùa đông đã tới.
     Một đời thật ngắn, ngắn tới mức ta không kịp trân trọng tuổi thanh xuân thì mái đầu đã bạc. Đời người như giấc mộng, tìm được tri một kỷ tương giao có thể trút cảm nỗi lòng chính là một niềm hạnh phúc lớn. Trong lòng có nhau, sẽ chẳng vì lâu ngày không gặp mà quên, không vì chân trời góc bể mà trở nên xa lạ, không vì lợi ích mà gặp dịp mới chơi. Bởi thế mới nói: “Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp bạn hiền khó quen”. Bất chợt mà chẳng bất ngờ, tưởng là tình cờ, ai ngờ lại là duyên phận. Một trong những ao ước lớn nhất của đời người chính là tìm ra được kẻ hiểu mình. Nghĩ lại một kiếp người, tưởng chừng như rất dài nhưng ngoảnh đầu lại chỉ là những áng mây trôi. “Nhân sinh như mộng Hải Hồ, trăm năm thoáng chốc cơ đồ vụt tan”. Có những người ta gặp hôm qua vẫn còn nói nói cười cười, nhưng nay đã đôi đường sinh ly tử biệt. Chút ký ức hoài niệm rồi cũng dần bị năm tháng vùi chôn. Thế nên hãy thương nhau khi còn có thể, đừng để sau này hối hận cũng bằng không.
      Kiếp người ngắn ngủi, tấc thời gian quý hơn vàng ngọc. Tháng ngày là vô giá, điều bất hạnh thì hãy buông, điều oán thù thì nên bỏ. chỉ khi biết bỏ đi và buông xuống mới có thể giúp ta vượt qua màn đêm u tối và đón ánh bình minh. “Nhân thân nan đắc” có được thân người nào đâu có dễ, mọi chuyện đến và đi hãy cứ để tùy ý tự nhiên. Đừng vì cưỡng cầu mà thêm sầu thêm khổ. Duyên có thì việc tất thành. Nợ mà còn chưa trả, sớm chiều ắt gặp nhau. Có những người khi ta tưởng rằng: Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình. Phải chăng “Hoa kia vì hữu ý mà lìa cành xa gốc, nước thật vô tình bỏ mặc cánh hoa rơi”. Kỳ thực vạn vật trên đời đến và đi ấy đều do duyên nợ an bài. Hoa đến ngày thì hoa kia phải nở, nước theo dòng nước phải chảy về xuôi. Đến khi duyên đã hết, nợ đã đền thì cũng là lúc cần phải xa nhau. Vật tụ theo loài, người phân theo nhóm, tiếng cổ nhân vang vọng vẫn còn đó, chỉ có những người có cùng chí hướng mới có sự đồng cảm về tâm hồn, mới có cùng ngôn ngữ mới có thể đi được xa với nhau, đối với những người tâm cơ phức tạp nói chuyện không cùng quan điểm, đường đã không cùng hướng hà tất phải cưỡng cầu. Giống như hai đường thẳng song song không thể có giao điểm vậy. Mỗi người một ngả không liên quan cũng chẳng cần thiết phải thông tin với nhau. Một người sở dĩ vui vẻ hoàn toàn, không phải vì họ sở hữu nhiều, mà bởi họ toan tính ít. Họ có một trái tim khoan dung độ lượng. Họ hiểu thế nào là “Dĩ Nhân vi thiện, dĩ Thành đãi nhân” đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, bằng sự chân thành, khoan dung, yêu thương mọi người xung quanh. Họ nghĩ tới những điều người khác nghĩ, lo lắng cùng nỗi lo của người khác. Ở thời điểm thích hợp, họ đem lại cho người khác sự giúp đỡ và sự ấm áp. Con người sống ở đời phong ba bão táp là chuyện thường tình, dù bạn không muốn từ bỏ một chuyện nào đó tới đâu, cuối cùng vẫn nở được bất tận tâm dù bạn có đau khổ tới đâu cuối cùng phải lau khô nước mắt dũng cảm đối mặt. Bởi lẽ có những việc chỉ có thể một người làm. Có những cánh cửa chỉ có một người qua. Có những con đường chỉ có thể một mình bước đi. Đời người chính là một hành trình được mất. Mất đi sự ngây thơ, có được sự trưởng thành, mất đi sự đơn thuần, có được sự chín chắn, mất đi sự rảnh rỗi có lại được thành quả, mất đi người luôn đồng hành với mình mới hiểu hết được vui buồn của tụ tán, ly hợp. Có lẽ, nếu không trải qua cảm giác đau đớn khi mất đi, sẽ không biết trân trọng những thứ đã từng có. Nhiều người đã bao lần tò mò đi hỏi các bậc cao nhân: Làm sao có thể đạt được sự độ lượng khi bị lăng mạ? làm thế nào có thể bình thản như mặt hổ phẳng lặng? Một vị cao nhân đã cười và nói: Để có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng, then chốt là vứt bỏ tất cả chấp trước và từ bỏ mọi tình cảm và dục vọng. Vì thế ta phải học làm thế nào để buông bỏ bản thân mình. Trong thế giới con người, nguyên nhân tại sao mà có nhiều tranh cãi? và tại sao tâm ta không ngừng nghỉ và cảm thấy không yên tĩnh. Là vì họ quan tâm quá nhiều về chính bản thân họ. Cuộc sống có biết bao điều khiến ta nuối tiếc, bao điều khắc khoải, u sầu. Tuy nhiên, đau khổ hay sướng vui tất cả rồi cũng trở thành những điều đã qua. Chỉ có buông xuống mới giúp cho bản thân mình nhẹ bước thênh thang. Nhưng sinh ở đời có rất nhiều sự tình đều nằm ở tự thân, rất nhiều cảm nhận được thuộc về cá nhân. Người có tấm lòng thoáng đãng thì thấy tiền đồ rộng mở. Ai lòng dạ hẹp hòi thì thấy đời trắc trở gian nan. Vậy nên, dụng tâm làm người, chuyên tâm làm việc, rộng mở tấm lòng, tâm thái ung dung, mới có thể giúp người, giúp mình. Quá khứ là điều đã qua mà tương lai là điều chưa tới, trân quý hiện tại mới là trân quý bản thân mình. Làm người nhấc lên được thì cũng phải bỏ xuống được, cũng như việc gì gánh không được thì hãy buông xuống, nghĩ không thông thì hãy cứ bỏ qua. Cuộc sống vốn chẳng có gì dễ dàng. Đời người dài ngắn cũng chỉ trên dưới ba vạn sáu nghìn ngày, hà tất phải đắm chìm trong những phiền muộn để uổng phí tháng năm. Quá khứ không giúp chúng ta mạnh mẽ, tương lai mới là động lực mình cần. Kiếp người có dài ra sao, hay ngắn cỡ nào, cũng đều gói gọn trong 3 ngày: Ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Ngày và đêm tuy thay đổi, nhưng hôm qua chỉ còn là dòng nước, một đi không trở lại. Hôm nay tuy vẫn còn, những đang dần trôi mất. Ngày mai tuy chưa đến, nhưng rồi cũng sẽ lại qua. Chỉ có buông xuống ngày hôm qua, trân quý ngày hiện tại thì ngày mai mới không phải ân hận u sầu.
      Trời có thay mùa, đổi gió. Người có đổi vận, thay duyên. Không có mùa đông thì xuân đến có nghĩa gì? Không có đau khổ, thì lấy gì hiểu hạnh phúc. Đời nếu như không có đau khổ, phiền não thì không phải kiếp nhân sinh. Quá khứ nếu không như ý thì chẳng qua cũng chỉ là bài học cho ta thêm trân quý tương lai. Cuộc sống hãy để cho tâm tưởng yên tĩnh và coi mọi thứ càng ngày càng nhẹ, sẽ mang đến niềm vui. Một tâm hồn thoáng đãng và là sự thể hiện của một cảnh giới tư tưởng cao đẹp. Bởi nó là bình thường khi có Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Thế thì sao ta lại cố gắng khi đề cập đến những thăng trầm trong cuộc sống. Chỉ sau khi một người hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của cuộc đời, thì người đó mới có một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như mặt hổ phẳng lặng. Hạnh phúc mà thành công đem lại giống như làn sóng bất thường. Sau khi thủy triều đến rốt cuộc nó sẽ lại biến mất. Do đó, đối với một người cảnh giới cao nhất là thực sự coi nhà mọi thứ. Tâm tĩnh lặn,g bình thản như mặt hồ phẳng lặng, sẽ là cảnh giới cao thượng nhất trong cuộc sống. Có một tâm trí tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn. Khi bị sỉ nhục, người ta sẽ không nổi giận. Khi gặp vấn đề người ta sẽ không lo sợ. Khi đối mặt với thăng trầm, khổ ải với vui buồn cực độ người ta vẫn giữ được bình tĩnh và đón nhận chúng một cách bình thản. Như thế thật là phóng khoáng và cao quý biết bao. Lão tử nói rằng: Từ bi vĩ đại nhất, giống như nước vậy. Khổng Tử nói: Người khôn giống như nước, người thiện giống như núi. Nhân sinh có thể học được rất nhiều từ bản chất uyên thâm của nước, không tranh với vạn vật mà nuôi dưỡng vạn vật. Khi tâm của một người tu luyện có thể tĩnh như mặt hổ phẳng lặng, thanh cao và thuần khiết, điều đó chỉ ra rằng người đó thực sự hoan hỷ viên mãn. Mang Theo lòng từ bi tỏa ra như hoa sen tinh khiết và rực rõ ở trong tâm. Nhân sinh tại thế bất quá chỉ ba vạn sáu nghìn ngày, nguyện cho năm tháng tĩnh lặng kiếp này bình an.

CÂU CHUYỆN ĐÌNH LÀNG TÔI.

           Đình làng Cốc tràng có cách đây hơn 300 năm, không phải chỉ có 3 sắc phong của của vua Khải Định mà còn có sắc phong của những vị vua khác. Hiện đang lưu giữ 6 sắc phong của các triều đại. Vua Thành Thái ban 2 sắc phong vào năm 1889 cách nay 125 năm. Vua Duy Tân ban 1 sắc phong năm 1909 cách nay 115 năm và vua Khải Định ban 3 sắc phong vào năm 1924 cách nay tròn 100 năm.

       Chú ý rằng triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam sử dụng chủ yếu là lịch âm để quản lý thời gian và xác định các ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện quan trọng. Nên tôi cũng chọn ngày âm lịch để viết bài này. Ngày 25/7/ Giáp Tí (1924) đến hôm nay ngày 25/7/Giáp Thìn - 2024 là tròn 100 năm.
      Trong đình thờ 3 vị thần làng là các tướng lĩnh Triều đại nhà Đinh có công lao to lớn với nước với dân, được nhà vua các triều đại phong thần và giao cho các làng xã thờ cúng.



Ba vị thần là:
1/ Dực Bảo Trung Hưng Cả Cung Huệ Trình Tôn Linh Tôn Thần.
2/ Hiển Liệt Phù Hựu Hoằng Huống Thuần Chính Dực Bảo Trung Hưng Linh Ứng Tôn Thần.
3/ Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Trung Quốc Tôn Thần.(Lưu ý rằng: Đây là vị thần có tên là Trung Quốc được gia tặng thêm là: Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng, chứ không liên quan gì đến người Trung Quốc. Cũng giống như tên của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc vậy.)

Không phải ai trong làng cũng có điều kiện tiếp cận với sắc phong. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong làng chưa được nhìn thấy sắc phong thần của làng mình bao giờ. Nên xin được trưng bày lên đây.
Thành Thái Nguyên niên Thập Nhất nguyệt thật Bát Nhật
(Ngày 18 tháng 11 niên hiệu Thành Thái thứ nhất 1889)


Duy Tân Tam Niên bát nguyệt thập nhất nhật
Năm Duy Tân thứ 3- ngày 11 tháng 8 – 1909

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Địnt thứ 9 (1924)
Vua Khải Định trong cùng ngày ban 3 sắc phong cho 3 vị thần được trong đình làng 

 Ngoài đình còn 2 bia đá ghi tên những người có công đức, đóng góp tiền của để xây dựng đình được dân làng gọi là hậu thần:

1/ Hậu thần Nguyễn Thị Hiệu - khắc bia đá năm 1711 (cách nay 313 năm).
2/ Hậu thần Phạm Thị Chích - khắc bia đá năm 1724 (cách nay tròn 300 năm).


Năm 2021 nâng cấp sửa chữa di dời Đình sang vị trí mới, đã bỏ đi nhiều câu đối cũ bằng chữ Hán mang nhiều ý nghĩa tâm linh rất đáng tiếc. Ví dụ câu này.
1/ Câu đối ở Chính diện hai trụ đèn thờ:
Tiền nhân kiến tạo Cốc Tràng lưu vạn đại
Hậu duệ di tích cách mạng vọng thiên thu
Đại ý rằng: Người xưa xây dựng đình làng Cốc Tràng lưu lại muôn đời, bây giờ là di tích cách mạng để tiếng ngàn năm.

2/ Câu đối giữa nhìn ta 2 bên trụ đèn

Thánh đức trang nghiêm kim phục kiến
Thần minh linh ứng cổ truyền lai
Đại ý rằng: Ngày nay vẫn chứng kiến cái đức độ sự trang nghiêm và linh ứng của thần từ ngàn xưa truyền lại.

Đình làng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh 

Người có công trong việc gìn giữ sắc phong của đình làng trong những năm qua:
              Ông Phạm văn Kiển (1918 – 1997) Người có công giữ gìn 6 đạo sắc phong từ thời kháng chiến chống Pháp, lúc làng tham gia tiêu thổ kháng chiến, sợ giặc Pháp đốt cháy đình thì cháy cả sắc phong. Nên ông đem về nhà chôn dấu trong hũ sành cẩn thận. Sau cải cách, phong trào bài trừ tàn dư phong kiến tất cả những gì liên quan đến vua chúa đều bị người ta đốt sạch. May mắn thay mấy đạo sắc phong này được chú tôi cất giữ cẩn thận. Bây giờ nó là báu vật của làng. Không phải làng nào cũng có, mà nếu có cũng không giữ được qua các thời kỳ kháng chiến và cả thời kỳ đình làng được tận dụng làm kho thóc của hợp tác xã.

         Bác Đào Xuân Tiến, người được giao giữ sắc phong từ 1997 đến nay.


Sợ bài viết dài quá các vị ngại đọc nên tôi có làm sẵn một video, vị nào qqan tâm thì mở xe nha.

 



VĂN TẾ CHÍNH TÁC GIẢ.

 Văn tế sống, chính tác giả, Phạm Công Bình - tự viết cho mình!



 Than ôi!

Đà Lạt sầu đưa, hồ Xuân Hương lệ đọng.

Phố buồn ảm đạm, hẻm hai bảy xụt xùi.

 Trăng An Lão thê lương, khuất bóng tre làng Cốc.

Gió Hải Phòng buốt giá, dậy sóng biển Đồ Sơn.

 Sinh rồi tử,  tử rồi sinh, cuộc sống cứ luân hồi, muôn kiếp.

Có rồi không , không rồi có, cõi thế thành ác mộng, trăm năm.

 Dẫu biết rằng, trần thế là tạm, chi phải vội vàng.

Cõi vĩnh hằng, là chốn dài lâu, việc gì nôn nóng.

TÔI YÊU ĐÀ LẠT

 Bài này chỉ viết chơi trên Facebook thôi không đăng báo nào. Nhưng đọc lại thấy hay nhiều người tương tác nên giới thiệu sang đây bạn nào muốn coi thì bấm (VÀO ĐÂY) nha.

KIẾP NHÂN SINH

Kiếp sống nhân sinh chỉ một lần.
Ta đừng hà khắc với bản thân.
Buồn đau, ai oán, ta buông bỏ.
Yêu thương, hạnh phúc sẽ đến gần.



VÔ ÍCH

Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
Hành động sai trái đọc sách vô ích.
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích
Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
Buôn bán gian lận, bố thí vô ích.
Các ban bấm VÀO ĐÂY để coi bài người ta phân tích kỹ nha.

NHỮNG BÀI TOÁN KHÓ

Hồi nhỏ tôi yêu thơ nhưng cũng rất thích môn toán.
      Đây là những bài toán vui mà tôi thuộc cách giải bằng cả hai phương pháp Số học và Đại số. Nhiều người vẫn lơ mơ về thuật ngữ thế nào là Số học và thế nào là Đại số. Theo tôi hiểu (thầy dạy toán cấp 2 curo tôi giảng bài tôi nhớ): Số học và Đại số là hai phương pháp khác nhau của toán học. Thuật ngữ Số học được bắt nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là số. Nó là nhánh cơ bản nhất của toán học. Đó là tất cả về con số, và do đó thường được mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Số học cơ bản hoạt động xung quanh bốn phép tính chủ yếu là cộng, trừ, nhân chia. Nó chỉ đơn giản là sử dụng số cho các loại tính toán khác nhau. Còn Đại số Đại số sử dụng các phương trình và biến số để giải quyết vấn đề. Nó dựa trên việc áp dụng các quy tắc tổng quát toán học hiện đại để xử lý tìm ra kết quả.
Bạn nào yêu toán thử vận dụng cả hai phương pháp để giải các bài sau đây nha.


Tang tảng mặt trời ló ngọn tre
Mấy chị rủ nhau đi hái chè
Tung tăng ca hát bên sườn núi
Hái vội chị em kẻo nắng hè
Mỗi người một giỏ thừa ba giỏ
Ai gánh hộ về lắm kẻ chê
Ví thử hái nhanh thêm một giỏ
Mỗi người hai giỏ tiện đường chia
Hỏi người phát rẫy bên sườn núi
Mấy chị ra đi mấy giỏ chè.

NGHĨ VỀ CÁI DẬU MỒNG TƠI

      Tôi rất thích thơ của nhà thơ Nguyễn Bính. Thơ của ông mang nhiều nét dân dã thôn quê và nó giống quê tôi nên tôi đọc thơ của ông cứ như thấy hình ảnh làng quê của tôi vậy. Như bài Chân Quê, Mưa Xuân, Lỡ bước sang ngang... Và đặc biệt là bài Cô hàng xóm.
      Thực ra thì Vụ Bản - Nam Định chỉ cách nhà tôi khoảng 80 cây số, vùng đồng bằng Bắc Bộ thường có những nét văn hóa tương đồng. (ông Nguyễn Bính quê ở Vụ Bản - Nam Định). Có điều khi đọc bài Cô Hàng Xóm tôi không hiểu sao cái Dậu Mùng Tơi mà lại gây khó khăn cho tác giả đến như vậy?  
"Giá đừng có dậu mồng tơi, thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng?!... "


 

NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA - NGUYỄN BÍNH

     Ngày xưa không có nhiều sách báo như bây giờ, mà thấy bài thơ nào hay thì chép tay vào sổ thơ. Bài thơ này có trong sổ thơ của tôi từ rất lâu rồi, mỗi lần đọc lại thấy cảm xúc dâng trào. NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA của Nguyễn Bính, ngẫm ra là những cuộc phiêu bạt, chia lìa trong vô định và buồn thương của bao nhiêu là kiếp người. Không có gì đau khổ ray rức bảng sự chia ly. Có rất nhiều các cuộc chia ly từ gia đình vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em trong gia đình, họ hàng, bạn bè, và đặc biệt là trong tinh yêu...
    Nhưng chẳng có sự cô đơn, lẻ loi nào hơn, khi mình phải đưa tiễn chính bản thân mình. Giai thoại kể, bà Anh Thơ viết trong hồi ký: Bà và ông Nguyễn Bính đã từng yêu nhau, nhưng gia đình bà không ưa thói lãng tử của chàng thanh niên hay thơ. Nguyễn Bính tự ái và cái chính là không thích cuộc đời gò bó vào khuôn khổ gia đình nên đã có một cuộc chia ly. Ông một mình cô đơn, lặng lẽ ra sân ga, không người đưa tiễn nên ông viết bài thơ này.

Những cuộc chia lìa khởi tự đây.
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày.

MÂY GIÓ CAO NGUYÊN

Chuyện ngày xưa, Mây ở trên cao.
Lửng lơ bay, Mây chẳng ồn ào.
Rồi một hôm, vô tình gặp Gió.
Mây lang thang cùng Gió tiêu dao.

MƯỜI BỐN CÂU CUỐI TRUYỆN KIỀU.

Tôi thích cái triết lý nhân sinh của cụ Nguyễn Du, 14 câu cuối của Truyện Kiều nói lên tất cả lẽ sống ở đời.

Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.


BÀI THƠ MỞ ĐẦU CHO BỘ PHIM TAM QUỐC CHÍ

Trường giang cuồn cuộn chảy về đông.
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thịnh suy, thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
Núi xanh nguyên vẻ cũ
Bao độ ánh chiều hồng
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.


















BỂ CÁI CHUM NƯỚC MƯA

     Kỷ niệm về việc làm bể cái chum nước, không bao giờ quên được. Năm ấy chúng tôi học lớp 3, bữa đó Tôi với Lãm đang nghỉ hè. Lãm là con trai thứ 2 của chú tôi. Chúng tôi bằng tuổi nhau, tôi sinh trước Lãm có 5 ngày.
    

CHÚ TÔI

Chú tôi: Ông Phạm Văn Kiển (30/5/1918 [21/4/Mậu Ngọ] – 26/7/1997 [22/ 6/ Đinh Sửu]). Có lẽ ông là nhà nho cuối cùng của Tổng Cao Mật cũ. Ông được học chữ nho bài bản nhất là người “hay chữ” và “nhiều chữ” nhất vùng. Ông mất đi để lại một khoảng trống mênh mông về nền văn hóa cổ. Đặc biệt là vốn kiến thức về chữ Hán. Ông cũng đã cố truyền dạy cho các con cháu nhưng không mấy người theo đuổi tới nơi. Một kho sách chữ Hán ông để lại, con cháu bây giờ không ai đọc được. Hiện tại số người biết đọc biết viết chữ hán quanh vùng rất ít, nếu có cũng chỉ lõm bõm ở mức độ sơ học chưa hết Tam Tự Kinh.

CHÙA LÀNG TÔI

        Làng tôi có ngôi chùa có tên CHÙA TRÀNG NINH, mới được xây dựng lại khang trang hơn trước rất nhiều. Trước đây nó là ngôi chùa cổ. Hồi nhỏ chúng tôi thường vào chùa chơi vì nó rộng rãi và có nhiếu cây cối mát mẻ. Bao xung quanh chùa là rặng tre. Trong chùa trồng nhiều loại cây như: Mít, Chuối, Na, Ổi, Táo, Nhãn, Thị...  Ngày tết trẻ con chúng tôi có tiền mừng tuổi thường ra chùa mua táo.Tôi cũng đã từng vào chùa xin nước mưa để uống, hái trộm ổi của chùa ăn. Chùa có cái bể xây bằng gạch, trát ximang hứng nước mưa từ mái chù đổ xuống. Mái ngói của chùa rêu phong, đủ thứ lá rụng còn nằm trên mái, nước mưa chảy qua đó mơi vào trong bể. Nhưng không hiểu sao mọi người đều uống mà không thấy ai đau bụng bao giờ. 
 Đây là Ngôi chùa mới xây dựng lại trên đất của chùa cũ. 
Đình Làng cũng được làm lại to đẹp hơn. Tôi sẽ có bài viết về Đình Làng và Miếu làng sau.

LUẬN VẾ SỐ 2 VÀ SỐ 4



Nguyên văn bài viết như sau:
    Theo triết học Đông Phương thì mọi vật bắt nguồn từ Âm Dương . Âm dương sinh tứ tượng, ứng với bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông còn gọi là tứ quý. Tứ tượng sinh ra bát quái (tức là tám quẻ trong Kinh Dịch). Do sự vận động, dịch chuyển mà Bát quái biến hóa 8 lần 8 thành 64 quẻ, ứng với vạn vật và mọi hiện tượng trong xã hội.  Khởi thủy là số 2 ứng với âm dương. Vạn vật như cây, cỏ, chim muông, cầm thú đến con người phần lớn phải có sự kết hợp âm dương mới tạo ra thế hệ mới. Để tồn tại nòi giống cho mùa sau phải có sự phối kết giữa hoa đực và hoa cái. Trong tổ ấm thường phải có 2 con, trống và mái.  Gia đình là tế bào của xã hội khởi nguồn của thế hệ mới cũng bắt đầu từ 2 người, người vợ và người chồng. Số 2 luôn tồn tại trong mọi thực thể như: Quả trứng có lòng trắng, lòng đỏ. Bông hoa nếu không phải loại cây có hoa đực, hoa cái thì phải có nhị hoa và nhụy hoa. Người có 2 chân mới đứng vững. Con chim, con bướm phải có hai cánh mới thăng bằng. Tàu hỏa đường sắt phải có 2 thanh ray. Thanh nam châm phải có 2 cực, cực Nam và cực Bắc. Cục pin, ắc quy hay nguồn điện không có 2 cực âm và dương thì không thể tạo ra dòng điện. Cho đến các hiện tượng tự nhiên như Trời và Đất, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời… Đó là những hiện tượng không thể chối cãi là 2 trong một thực thể. Phải chăng đó là quy luật? Quy luật âm dương hay quy luật đối xứng? Dù là quy luật nào thì cũng phải có sự cân bằng. Con người đã áp dụng quy luật này rộng rãi trong khoa học và trong đời sống xã hội. 

CÔ RUỘT CỦA TÔI

Tôi có 3 bà cô. Nhưng một bà mất sớm rồi. Còn 2 bà ở tận trên Lào Cai. Đây là hinh ảnh hai bà: Hai chị em ruột.



            Cô chị Phạm Thị Uyển có mái tóc bạc trắng như tơ. Tóc cô bạc từ lúc cô con trẻ. Bế con lên tàu hỏa đi từ Hải Phòng lên Lào Cai, người đi tàu hỏi bà bế cháu nội hay cháu ngoại?!
       Cô em là Phạm Thị Tương rất giỏi văn thơ, thuộc rất nhiều thơ cổ. Đây là một bài tôi đã đăng ở Blog này. 
       Ai muốn nghe thơ cô đọc thì bấm (NGHE THƠ) nha.
       Năm 2013 tôi có viết bài thơ mừng thọ cô chị 90 tuổi. Vậy là sang năm 2023 cô tròn 100. Bài thơ tôi đã đăng Facebook.
ai muốn coi thì bấm ( VÀO ĐÂY )

"CỤ" và "CU"

Cùng khởi đầu Cờ ( C) đứng cạnh U
Sao bảo rằng CỤ lớn hơn CU ?
Râu ria rậm rạp CU như CỤ
Da dẻ nhăn nheo CỤ giống CU





















Hình đẹp dowload trên mạng để chơi thôi không liên quan đên bài thơ.

ANH CON BÁC TÔI

Anh Phạm Như Hướng ... Người đã đổ nhiều máu cho chiến trường Miền Nam. Giờ anh hưởng chế độ hưu trí và phụ cấp thương binh. Trước khi tham gia quân đội anh là giáo viên. Chữ viết của anh rất đẹp.

THÀNH NHÀ MẠC

Tôi đã tới Thành nhà Mạc.
Tôi đã đăng trên Facebook. Bạn nào muốn coi thì:
 Bấm (VÀO ĐÂY) nha.

MÀU TÍM

            Người ta thường ngây ngất trước vẻ đẹp của màu hồng nhưng mê mẩn trước sự giản dị, nhẹ nhàng của màu tím. Màu tím tuy buồn nhưng đong đầy xúc cảm.
         Rất nhiều những nghệ sĩ yêu cái đẹp, vấn vương tình yêu đã cho ra những tác phẩm văn, thơ, hình ảnh về màu tím thủy chung. Màu tím hiền hòa. Màu tím gợi cảm giác nhẹ nhàng, huyền bí và cuốn hút. Màu tím bình dị, sâu sắc tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Nhưng không phải ai yêu màu tím thì tình yêu của họ không trắc trở, dở dang. Vậy nên mong rằng ai đã yêu màu tím xin đừng phụ lòng người mình yêu bởi sắc tím chung thủy son sắt.
          Màu tím muôn thuở mang nét u buồn, có thứ gì đó uẩn khúc. Màu tím âm thầm và nhẹ nhàng, hài hòa giữa nhẫn nhịn và thua thiệt. Màu tím cũng không kém phần nóng bỏng trong tình yêu. Tôi mến thương màu tím, yêu màu hoa tím, yêu cả màu tím hoàng hôn để rồi lòng buồn man mác. Màu tím rụng rơi theo từng tia nắng, như xót thương thân phận u buồn đắng cay với tình dang dở, âm thầm cam chịu cô đơn, với những buổi chiều đông gió heo may se lạnh.

TA NỢ GÌ NHAU

 


Nem Nướng

 Các chị em và các cháu từ Hải Phòng vào Đà Lạt ăn nem nướng.



MC LỄ MỪNG THỌ ANH CHỊ TÔI

 

TRẢ THÙ

 


NHỮNG NGƯỜI BẠN TỪ THỜI SINH VIÊN

Anh Nguyền Văn Quyền - người bạn học cùng lớp với tôi,- Anh là trưởng lớp Kinh tế Vận tải Ô tô Khóa 18 trường Đại học Giao thông Sắt bộ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ĐH, Anh được phân công vào Đắc Lắc còn tôi được phân công vào Lâm Đồng. Sự thăng tiến của anh hết sức ngoạn mục. Từ phó phòng vận Tải lên trưởng phòng xuống làm giám đốc xí nghiệp xe khách quay về sở làm Phó giám đốc sở rồi lên giám đốc sở, sau đó ra Hà Nội làm phó cục Trưởng Cục Đường Bộ Việt Nam.
      Bây giờ mặc dù đã về hưu rồi nhưng anh vẫn làm chủ tịch hội An Toàn Giao Thông Việt Nam. Ai muốn xem thông tin thêm về Anh Quyền thì bấm VÀO ĐÂY nha.

        Chúng tôi ở trong Ký túc xá khu Láng Hạ cách khu giảng đường khoảng 3Km. Ai có xe đạp thì đạp xe đường vòng ra đê La Thành đi về phía Cầu Giấy rồi vảo cổng chính của Trường. Còn ai không có xe đạp thì đi bộ qua cánh đồng trổng rau của bà con khu Láng Hạ. Khu vực này hồi đó có rất nhiều trường ĐH. Trường ĐH Ngoại Giao, trường Tư Pháp - Tòa Án, Trường Đoàn Thanh Niên, Trường Cán Bộ Phụ Nữ Trung Ương... Cánh đồng chúng tôi đi qua có rất nhiều rau thơm, Laghim, nhiều nhất là Xà lách xong và rau Muống- Thứ rau chủ yếu để cung cấp cho bếp ăn tập thể hồi ấy.

Kỷ niệm về bạn tôi cái mũ bằng nhựa đường.

        

Đây là bạn của tôi, ông bạn có cái mũ Chào mào không bao giờ quên được.
       Vào khoảng năm 1972 lúc đó còn đang chiến tranh. Mỹ ném bom miền bắc rất dữ dội nhất là Hà Nội và Hải Phòng. Chúng tôi còn học cấp 2. Trường phổ thông cấp 2 xã tôi lúc đó ở phía đông làng Thượng Lĩnh gần đầm Thượng nhìn sang Làng Kim Châm. Từ nhà tôi đi bộ khoảng 3Km mới tới trường. Đường đi học phải vòng vèo qua những bờ ruộng hoặc bờ kênh.

NGƯỜI VIỆT NHẤT THẾ GIỚI.

1. Người biết tiếp thị đầu tiên: Mai An Tiêm
2. Người đi du lịch vũ trụ đầu tiên: Từ Thức:
3. Người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên: Chú Cuội,
4. Trẻ vị thành niên tham gia quân đội sớm nhất: Thánh gióng
5. Mối tình sét đánh kinh nhất: Tiên Dung - Chử Đồng Tử
6. Người được nhân bản vô tính đầu tiên: Cô Tấm.
7. Cát-xờ-Ca-Đơ đầu tiên của Việt Nam: Lê Lai .
8. Người nặng nhất chị hai 5 tấn qu ê ở Thái bình
9. Người đánh ghen nhân từ nhất: Thủy Tinh.


















Hình ảnh lấy trên mạng

LUẬN VỀ CHỮ ĂN

Ăn uống là chuyện bình thường
Ăn nằm đầu mối vấn vương cuộc đời
Ăn xin là kẻ biếng lười
Ăn chơi nhường lại cho người giầu sang.
























HÌNH NHƯ


Tổng hợp mẹo vặt.

Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.

Ước Mơ

Ngồi buồn suy nghĩ vẩn vơ
Anh em ai có ước mơ gì nào?

Ước mơ của người Thanh Hoá là lá rau má to bằng lá sen.
Ước mơ của người Thái Nguyên là lá chè xanh to bằng lá chuối.
Ước mơ của người Hà Nội là giờ cao điểm đi không tắc đường.
Ước mơ của người Hải Dương là bánh đậu xanh to bằng cái ghế.
Ước mơ của người xứ Huế là nước sông Hương trở thành nước hoa.

Cấp III An Thái nhóm Đà Lạt Tháng Tư

Video này tôi đã đăng trên Facebook bạn nào muốn tương tác hoặc chia sẻ thì bấm (VÀO ĐÂY)

 

Câu đối chữ nôm

B
Bức tranh xuân đường nét rộn ràng, phố xá, xóm làng bừng khí thế.
Tờ báo tết tin bài hấp dẫn, công trường, xí nghiệp rộn niềm vui.
C
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.

Cha ông mẫu mực muôn đời nhậu.
Con cháu thảo hiền vạn kiếp say.

Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...

Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại.