Menu

NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA - NGUYỄN BÍNH

     Ngày xưa không có nhiều sách báo như bây giờ, mà thấy bài thơ nào hay thì chép tay vào sổ thơ. Bài thơ này có trong sổ thơ của tôi từ rất lâu rồi, mỗi lần đọc lại thấy cảm xúc dâng trào. NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA của Nguyễn Bính, ngẫm ra là những cuộc phiêu bạt, chia lìa trong vô định và buồn thương của bao nhiêu là kiếp người. Không có gì đau khổ ray rức bảng sự chia ly. Có rất nhiều các cuộc chia ly từ gia đình vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em trong gia đình, họ hàng, bạn bè, và đặc biệt là trong tinh yêu...
    Nhưng chẳng có sự cô đơn, lẻ loi nào hơn, khi mình phải đưa tiễn chính bản thân mình. Giai thoại kể, bà Anh Thơ viết trong hồi ký: Bà và ông Nguyễn Bính đã từng yêu nhau, nhưng gia đình bà không ưa thói lãng tử của chàng thanh niên hay thơ. Nguyễn Bính tự ái và cái chính là không thích cuộc đời gò bó vào khuôn khổ gia đình nên đã có một cuộc chia ly. Ông một mình cô đơn, lặng lẽ ra sân ga, không người đưa tiễn nên ông viết bài thơ này.

Những cuộc chia lìa khởi tự đây.
Cây đàn sum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày.

Có lần tôi thấy hai cô bé
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
“Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
“Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”


Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga

Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

Hà Nội, 1937

     Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính.

 Những cuộc chia lìa khởi tự đây
 Cây đàn sum họp đứt từng dây
 Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
 Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày.

Có lần tôi thấy hai cô bé
 Sát má vào nhau khóc sụt sùi
 Hai bóng chung lưng thành một bóng
 “Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu
 Tiễn một người yêu một buổi chiều
 Ở một ga nào xa vắng lắm
 Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
 Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu
 Họ giục nhau về ba bốn bận
 Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai
 Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
 Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
 “Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”

Có lần tôi thấy một bà già
 Đưa tiễn con đi trấn ải xa
 Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
 Lưng còng đổ bóng xuống sân ga

Có lần tôi thấy một người đi
 Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
 Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
 Một mình làm cả cuộc phân ly.

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
 Những bàn tay vẫy những bàn tay
 Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
 Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Hà Nội, 1937.

1 nhận xét: