Menu

KIẾP NHÂN SINH

     


      Một ngày thật ngắn ngủi, ngắn tới mức ta chưa kịp phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, cũng chẳng kịp nhìn cảnh vật dưới bóng trăng khuya.
     Một năm rất ngắn, ngắn tới mức ta không kịp thưởng thức sự rực rỡ của mùa xuân thì gió lạnh đã tràn về, mùa đông đã tới.
     Một đời thật ngắn, ngắn tới mức ta không kịp trân trọng tuổi thanh xuân thì mái đầu đã bạc. Đời người như giấc mộng, tìm được tri một kỷ tương giao có thể trút cảm nỗi lòng chính là một niềm hạnh phúc lớn. Trong lòng có nhau, sẽ chẳng vì lâu ngày không gặp mà quên, không vì chân trời góc bể mà trở nên xa lạ, không vì lợi ích mà gặp dịp mới chơi. Bởi thế mới nói: “Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp bạn hiền khó quen”. Bất chợt mà chẳng bất ngờ, tưởng là tình cờ, ai ngờ lại là duyên phận. Một trong những ao ước lớn nhất của đời người chính là tìm ra được kẻ hiểu mình. Nghĩ lại một kiếp người, tưởng chừng như rất dài nhưng ngoảnh đầu lại chỉ là những áng mây trôi. “Nhân sinh như mộng Hải Hồ, trăm năm thoáng chốc cơ đồ vụt tan”. Có những người ta gặp hôm qua vẫn còn nói nói cười cười, nhưng nay đã đôi đường sinh ly tử biệt. Chút ký ức hoài niệm rồi cũng dần bị năm tháng vùi chôn. Thế nên hãy thương nhau khi còn có thể, đừng để sau này hối hận cũng bằng không.
      Kiếp người ngắn ngủi, tấc thời gian quý hơn vàng ngọc. Tháng ngày là vô giá, điều bất hạnh thì hãy buông, điều oán thù thì nên bỏ. chỉ khi biết bỏ đi và buông xuống mới có thể giúp ta vượt qua màn đêm u tối và đón ánh bình minh. “Nhân thân nan đắc” có được thân người nào đâu có dễ, mọi chuyện đến và đi hãy cứ để tùy ý tự nhiên. Đừng vì cưỡng cầu mà thêm sầu thêm khổ. Duyên có thì việc tất thành. Nợ mà còn chưa trả, sớm chiều ắt gặp nhau. Có những người khi ta tưởng rằng: Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình. Phải chăng “Hoa kia vì hữu ý mà lìa cành xa gốc, nước thật vô tình bỏ mặc cánh hoa rơi”. Kỳ thực vạn vật trên đời đến và đi ấy đều do duyên nợ an bài. Hoa đến ngày thì hoa kia phải nở, nước theo dòng nước phải chảy về xuôi. Đến khi duyên đã hết, nợ đã đền thì cũng là lúc cần phải xa nhau. Vật tụ theo loài, người phân theo nhóm, tiếng cổ nhân vang vọng vẫn còn đó, chỉ có những người có cùng chí hướng mới có sự đồng cảm về tâm hồn, mới có cùng ngôn ngữ mới có thể đi được xa với nhau, đối với những người tâm cơ phức tạp nói chuyện không cùng quan điểm, đường đã không cùng hướng hà tất phải cưỡng cầu. Giống như hai đường thẳng song song không thể có giao điểm vậy. Mỗi người một ngả không liên quan cũng chẳng cần thiết phải thông tin với nhau. Một người sở dĩ vui vẻ hoàn toàn, không phải vì họ sở hữu nhiều, mà bởi họ toan tính ít. Họ có một trái tim khoan dung độ lượng. Họ hiểu thế nào là “Dĩ Nhân vi thiện, dĩ Thành đãi nhân” đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, bằng sự chân thành, khoan dung, yêu thương mọi người xung quanh. Họ nghĩ tới những điều người khác nghĩ, lo lắng cùng nỗi lo của người khác. Ở thời điểm thích hợp, họ đem lại cho người khác sự giúp đỡ và sự ấm áp. Con người sống ở đời phong ba bão táp là chuyện thường tình, dù bạn không muốn từ bỏ một chuyện nào đó tới đâu, cuối cùng vẫn nở được bất tận tâm dù bạn có đau khổ tới đâu cuối cùng phải lau khô nước mắt dũng cảm đối mặt. Bởi lẽ có những việc chỉ có thể một người làm. Có những cánh cửa chỉ có một người qua. Có những con đường chỉ có thể một mình bước đi. Đời người chính là một hành trình được mất. Mất đi sự ngây thơ, có được sự trưởng thành, mất đi sự đơn thuần, có được sự chín chắn, mất đi sự rảnh rỗi có lại được thành quả, mất đi người luôn đồng hành với mình mới hiểu hết được vui buồn của tụ tán, ly hợp. Có lẽ, nếu không trải qua cảm giác đau đớn khi mất đi, sẽ không biết trân trọng những thứ đã từng có. Nhiều người đã bao lần tò mò đi hỏi các bậc cao nhân: Làm sao có thể đạt được sự độ lượng khi bị lăng mạ? làm thế nào có thể bình thản như mặt hổ phẳng lặng? Một vị cao nhân đã cười và nói: Để có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng, then chốt là vứt bỏ tất cả chấp trước và từ bỏ mọi tình cảm và dục vọng. Vì thế ta phải học làm thế nào để buông bỏ bản thân mình. Trong thế giới con người, nguyên nhân tại sao mà có nhiều tranh cãi? và tại sao tâm ta không ngừng nghỉ và cảm thấy không yên tĩnh. Là vì họ quan tâm quá nhiều về chính bản thân họ. Cuộc sống có biết bao điều khiến ta nuối tiếc, bao điều khắc khoải, u sầu. Tuy nhiên, đau khổ hay sướng vui tất cả rồi cũng trở thành những điều đã qua. Chỉ có buông xuống mới giúp cho bản thân mình nhẹ bước thênh thang. Nhưng sinh ở đời có rất nhiều sự tình đều nằm ở tự thân, rất nhiều cảm nhận được thuộc về cá nhân. Người có tấm lòng thoáng đãng thì thấy tiền đồ rộng mở. Ai lòng dạ hẹp hòi thì thấy đời trắc trở gian nan. Vậy nên, dụng tâm làm người, chuyên tâm làm việc, rộng mở tấm lòng, tâm thái ung dung, mới có thể giúp người, giúp mình. Quá khứ là điều đã qua mà tương lai là điều chưa tới, trân quý hiện tại mới là trân quý bản thân mình. Làm người nhấc lên được thì cũng phải bỏ xuống được, cũng như việc gì gánh không được thì hãy buông xuống, nghĩ không thông thì hãy cứ bỏ qua. Cuộc sống vốn chẳng có gì dễ dàng. Đời người dài ngắn cũng chỉ trên dưới ba vạn sáu nghìn ngày, hà tất phải đắm chìm trong những phiền muộn để uổng phí tháng năm. Quá khứ không giúp chúng ta mạnh mẽ, tương lai mới là động lực mình cần. Kiếp người có dài ra sao, hay ngắn cỡ nào, cũng đều gói gọn trong 3 ngày: Ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Ngày và đêm tuy thay đổi, nhưng hôm qua chỉ còn là dòng nước, một đi không trở lại. Hôm nay tuy vẫn còn, những đang dần trôi mất. Ngày mai tuy chưa đến, nhưng rồi cũng sẽ lại qua. Chỉ có buông xuống ngày hôm qua, trân quý ngày hiện tại thì ngày mai mới không phải ân hận u sầu.
      Trời có thay mùa, đổi gió. Người có đổi vận, thay duyên. Không có mùa đông thì xuân đến có nghĩa gì? Không có đau khổ, thì lấy gì hiểu hạnh phúc. Đời nếu như không có đau khổ, phiền não thì không phải kiếp nhân sinh. Quá khứ nếu không như ý thì chẳng qua cũng chỉ là bài học cho ta thêm trân quý tương lai. Cuộc sống hãy để cho tâm tưởng yên tĩnh và coi mọi thứ càng ngày càng nhẹ, sẽ mang đến niềm vui. Một tâm hồn thoáng đãng và là sự thể hiện của một cảnh giới tư tưởng cao đẹp. Bởi nó là bình thường khi có Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Thế thì sao ta lại cố gắng khi đề cập đến những thăng trầm trong cuộc sống. Chỉ sau khi một người hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của cuộc đời, thì người đó mới có một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như mặt hổ phẳng lặng. Hạnh phúc mà thành công đem lại giống như làn sóng bất thường. Sau khi thủy triều đến rốt cuộc nó sẽ lại biến mất. Do đó, đối với một người cảnh giới cao nhất là thực sự coi nhà mọi thứ. Tâm tĩnh lặn,g bình thản như mặt hồ phẳng lặng, sẽ là cảnh giới cao thượng nhất trong cuộc sống. Có một tâm trí tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn. Khi bị sỉ nhục, người ta sẽ không nổi giận. Khi gặp vấn đề người ta sẽ không lo sợ. Khi đối mặt với thăng trầm, khổ ải với vui buồn cực độ người ta vẫn giữ được bình tĩnh và đón nhận chúng một cách bình thản. Như thế thật là phóng khoáng và cao quý biết bao. Lão tử nói rằng: Từ bi vĩ đại nhất, giống như nước vậy. Khổng Tử nói: Người khôn giống như nước, người thiện giống như núi. Nhân sinh có thể học được rất nhiều từ bản chất uyên thâm của nước, không tranh với vạn vật mà nuôi dưỡng vạn vật. Khi tâm của một người tu luyện có thể tĩnh như mặt hổ phẳng lặng, thanh cao và thuần khiết, điều đó chỉ ra rằng người đó thực sự hoan hỷ viên mãn. Mang Theo lòng từ bi tỏa ra như hoa sen tinh khiết và rực rõ ở trong tâm. Nhân sinh tại thế bất quá chỉ ba vạn sáu nghìn ngày, nguyện cho năm tháng tĩnh lặng kiếp này bình an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét